4 Lỗi giao tiếp ứng xử hay gặp ở quản lý “non” kinh nghiệm

Chúc mừng bạn đến với dich vu tuyen dung nhan su của chúng tôi! Sau bao nhiêu cố gắng và nỗ lực, bạn cũng đã vươn lên vị trí quản lý như mong ước. Giờ đây, ở vai trò mới, bạn có thể thấy một chút thử thách, đặc biệt là khi giao tiếp ứng xử với cấp dưới. Lí do là vì hầu hết mọi điều bạn học được khi còn là nhân viên đều không còn áp dụng được nữa.

Trong khi giao tiếp với đồng nghiệp chỉ tập trung vào các nhiệm vụ trước mắt thì nhà quản lý có vai trò rộng hơn: cần truyền đạt rõ doanh nghiệp đang hướng tới đâu, những gì nhân viên cần làm để giúp doanh nghiệp thành công và chia sẻ tiến độ công việc cũng như chúc mừng thành tích.

Bạn đã bao giờ làm hỏng một tình huống giao tiếp với đồng nghiệp của mình chưa? Tất nhiên là có… tất cả chúng ta đều có, một số người có nhiều kinh nghiệm là đằng khác. Nhưng ở vai trò quản lý, điều này nên được hạn chế càng nhiều càng tốt. Nếu giao tiếp có nhiều sai sót và mâu thuẫn, thậm chí không đủ can đảm để nói ra những điều cần nói thì sẽ chẳng có kỳ tích nào xuất hiện. Nói cách khác, giao tiếp hiệu quả và kịp thời đi đôi với khả năng quản lý thành công.

Nếu bạn muốn giao tiếp tốt hơn với các thành viên trong nhóm, điều quan trọng là cần biết những lỗi phổ biến để có thể rút ra bài học và tránh đi vào vết xe đổ.

4 lỗi giao tiếp ứng xử hay gặp ở quản lý “non” kinh nghiệm

Né tránh hoặc trì hoãn giao tiếp vì sợ làm tổn thương

Tôi đã từng nghĩ rằng bài thuyết trình của mình là xuất sắc và xem đó là chuẩn mực để đánh giá các phần thuyết trình khác của nhân viên, cho đến khi có người nói rằng nó không hay đến thế. Khi hỏi ý kiến của những người từng xem bài thuyết trình, họ cũng công nhận điều đó nhưng ngại không nói vì sợ làm tôi buồn. Bạn có thể tưởng tượng, cả bầu trời như sụp đổ. Tôi khá khó chịu bởi không ai nói cho mình biết sự thật và rất biết ơn người đã đưa ra phản hồi trung thực. Nhờ đó mà tôi đã sửa sai và có bài thuyết trình tốt hơn gấp 10 lần.

Có nhiều cong ty cung cap nhan su cũng vì muốn làm vui lòng người khác như thế nên đã cố gắng né tránh đưa ra các phản hồi tiêu cực hoặc trì hoãn các cuộc trò chuyện khó khăn bằng mọi giá, ngay khi cái giá phải trả là hiệu suất và thành tích cao. Rủi ro của việc tránh đưa ra phản hồi là người cần phản hồi sẽ không bao giờ tìm ra điều gì họ có thể làm tốt hơn và cứ mắc kẹt ở đó mà không hề hay biết.

Trì hoãn hoặc che giấu tin tức thậm chí còn tệ hơn. Dù thế nào thì sự thật cũng có thể bị lộ ra ngoài và nếu bạn không trực tiếp thông báo thì uy tín của bạn cũng sẽ giảm đi đáng kể. Mặt khác, sự việc gì càng để lâu thì lại càng khó nói hơn. Nếu cứ tiếp tục chần chừ đưa ra phản hồi, sự bực bội sẽ tăng lên và xích mích sẽ sâu nặng hơn.

Việc nói với nhân viên về một nước đi sai lầm có thể ảnh hưởng đến tinh thần của họ nhưng cũng có thể giúp họ đi đến lối thoát hiểm. Vì vậy, tôi cho rằng không nên ngần ngại khi đưa ra phản hồi. Với cách tiếp cận đúng đắn như trò chuyện trực tiếp (không qua email hay điện thoại), thể hiện sự đồng cảm, cho nhân viên nói lên suy nghĩ của họ, nói chuyện với nhân viên trước khi nói cho ai khác… sẽ giúp xây dựng lòng tin, củng cố sự gắn kết của nhân viên và bạn sẽ thấy mình mạnh mẽ biết bao.

“Những nhà quản lý giỏi nhất thường là những người giao tiếp ứng xử khéo léo và thông minh”

Giao tiếp trong tình thế luôn vội vội vàng vàng

Bạn đang vội đi họp và nhìn thấy nhân viên, bạn nhanh chóng ngăn họ lại để đưa ra yêu cầu và mong đợi có câu trả lời ngay lập tức. Bạn thậm chí không có thời gian để nói cụ thể hoặc nghe họ phản hồi hay đặt câu hỏi. Bạn còn không nhận thấy họ cũng đang đi họp, cũng chẳng quan tâm lịch trình của họ trong ngày và không biết liệu họ có biết cách thực hiện công việc mà bạn giao hay không. Nhân viên thì cứ nghệch mặt ra bởi chẳng hiểu mô tê gì, sau đó bạn thất vọng vì họ không hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian gấp rút.

Nghe rất quen phải không? Nhiều người trong chúng ta có thể là sếp hoặc là nhân viên trong câu chuyện này.

Giao tiếp cần thiết đấy nhưng nếu không được thực hiện đúng lúc thì đó vẫn là cuộc trò chuyện sai lầm, thà không có còn hơn. Nếu đang vội, bạn sẽ không có thời gian để nghe câu chuyện từ phía họ, thương lượng về mốc thời gian hoặc cùng nhau đưa ra giải pháp. Bạn chỉ tập trung vào việc làm sao để kết thúc nhanh cuộc trò chuyện và loại nó khỏi danh sách việc cần làm của mình. Khi bạn không cho nhân viên có đủ thời gian để đặt câu hỏi hoặc truyền đạt hết ý điều gì đó quan trọng và luôn thúc giục, bạn có thể bị xem là hời hợt, thiếu quan tâm và kết quả nhận lại cũng chỉ là qua loa, sơ sài.

Đừng “Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương và giao tiếp cấp tốc”. Hãy lên lịch cho các cuộc trò chuyện với nhân viên vào thời gian thích hợp và tập trung vào người trước mặt chứ không phải là thỏa mãn nhu cầu nói của bạn. Đôi khi muốn nhanh thì phải từ từ.

Thiếu kiên nhẫn khi nhân viên đặt quá nhiều câu hỏi

Bạn có nhớ con của bạn đã đặt bao nhiêu câu hỏi khi nhìn thấy một chú voi trong sở thú từ đôi tai như cái quạt, 4 chân to như cột đình đến cái vòi không ngừng ngoe nguẩy? Có lúc nhân viên của bạn cũng sẽ như thế. Họ đặt ra đủ loại câu hỏi, một số siêu chi tiết, một số lại đi lòng vòng đến mỏi cả chân trước khi vào vấn đề chính, có khi là những câu hỏi đã được hỏi và trả lời nhiều lần trước đây. Bạn cảm thấy khó chịu? Mình rất hiểu cảm giác đó nhưng đừng phản hồi bằng ngôn ngữ cơ thể hoặc lời nói cho thấy sự thiếu kiên nhẫn. Bạn sẽ đánh mất sự tôn trọng từ nhân viên đấy.

Chúng ta cần làm gì khác đi. Việc chúng ta trả lời câu hỏi tốt như thế nào sẽ tạo nên sự khác biệt giữa việc khuyến khích nhân viên nói chuyện, thoải mái trong giao tiếp ứng xử hay khiến mọi người im lặng. Vì vậy, chúng ta cần kiên nhẫn, ngay cả khi rất muốn hét lên “Tự tìm hiểu đi. Sao hỏi nhiều thế?”. Và hãy thẳng thắn nhất có thể. Nếu không biết điều gì đó, cứ nói “Tôi không biết” nhưng hãy đảm bảo với họ rằng bạn sẽ tìm ra câu trả lời và liên hệ lại vào một ngày cụ thể.

Cho rằng các thành viên trong nhóm có khả năng đọc được suy nghĩ

Sếp cũ của tôi đã nghĩ tôi có khả năng vượt trội như thế khi trong các cuộc họp anh luôn nói: Em hiểu ý anh mà phải không? Em giải thích kỹ hơn cho các bạn nhé. Ôi sếp ơi, em đâu có đi guốc trong bụng sếp mà hiểu sếp muốn nói gì. Nghĩ như vậy nhưng không thể nói ra vì sẽ làm mất mặt sếp còn giả vờ hiểu và giải thích sai thì có bao nhiêu rắc rối tôi là người lãnh đủ. Đừng đưa nhân viên của bạn vào tình thế tiến không được mà lùi cũng không xong như vậy.

Thử tưởng tượng bạn là người lái tàu và chở toàn bộ nhân viên trên chuyến tàu ấy. Bạn đang ngồi ở đầu tàu, chắc chắn đang nhìn thấy một phong cách rất khác với những người ngồi ở phía sau. Tương tự như vậy, ở vai trò quản lý, chủ đề của bạn hàng ngày trong các cuộc họp hay trong các cuộc trao đổi qua email sẽ là một góc nhìn hoàn toàn khác so với nhân viên, những người ngồi ở giữa và cuối chuyến tàu; họ đang giải quyết các công việc khác với bạn. Họ không nhìn thấy những gì bạn nhìn thấy và họ không cảm thấy những gì bạn cảm thấy.

Nếu cho rằng nhân viên có thể hiểu ý bạn sẽ dẫn đến hiểu lầm. Để tránh điều này, bạn cần đặt câu hỏi làm rõ và nhắc lại những gì đã nói cho đến khi mọi người đều nhất trí với nhau.

Những gì không nên làm cũng quan trọng như những gì nên làm. Nếu trước đây bạn đã mắc phải bất kỳ lỗi giao tiếp ứng xử nào trong số này, giờ là lúc điều chỉnh lại để trở thành 1 dich vu tuyen dung nhan su tốt hơn và hiệu 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn